Trichoderma – phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học tối ưu

Trichoderma – phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học tối ưu

| |CẨM NANG NÔNG NGHIỆP

Trichoderma là một loại nấm có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng. Nấm Trichoderma mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng trừ sâu bệnh, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra trichoderma còn có chức năng phòng trừ nấm bệnh sinh học. Bài viết sau đây, Sen Agri Việt Nam sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin về Trichoderma – phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học tối ưu.

1. Lợi ích của trichoderma đối với cây trồng

Trichoderma có rất nhiều lợi ích đặc biệt là với cây trồng, Dưới đây. Sen Agri Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn đọc về một số lợi ích mà trichoderma mang lại cho cây trồng.

- Phân hủy chất hữu cơ: Nấm Trichoderma có khả năng phân hủy các chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng. Nhờ đó, giúp làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, cải thiện cấu trúc đất, giúp đất có độ tơi xốp, thoáng khí.

- Phân giải chất độc: Nấm Trichoderma có khả năng phân giải các chất độc hại trong đất, giúp cải thiện môi trường đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.

- Tăng cường sức đề kháng: Nấm Trichoderma tiết ra các chất kháng khuẩn, kháng virus, giúp tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây trồng chống chịu tốt hơn với sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt.

- Phòng trừ sâu bệnh: Nấm Trichoderma có khả năng ký sinh, đối kháng với nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng, giúp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

- Kích thích sinh trưởng: Nấm Trichoderma tiết ra các chất kích thích sinh trưởng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, năng suất cao.

  Xem thêm: Các phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học hiệu quả nhất hiện nay 

2. Vì sao trichoderma là phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học tối ưu?

Không phải ngẫu nhiên mà trichoderma lại được lựa chọn để phòng trừ nấm bệnh sinh học. Dưới đây là những lý do trichoderma được sử dụng để phòng trừ nấm bệnh sinh học.

2.1 An toàn cho sức khỏe con người và môi trường:

Trichoderma là một loại nấm tự nhiên, không có độc tố. Do đó, khi sử dụng Trichoderma phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

2.2 Hiệu quả cao phòng trừ nấm bệnh cao:

Trichoderma có khả năng phòng trừ nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng như các loại nấm: ( nấm hại rễ gây thối rễ, nấm haị thân cây, lá cây; nấm hại quả…). Không chỉ thế trichoderma có thể phòng trừ nấm bệnh hiệu quả theo nhiều cơ chế khác nhau như:Trichoderma xâm nhập vào cơ thể của các loại nấm bệnh và tiêu diệt chúng từ bên trong.

Trichoderma cạnh tranh với nấm bệnh về nguồn dinh dưỡng và không gian sống, khiến nấm bệnh không thể phát triển. Ngoài ra, chúng còn tiết ra các chất kích thích sinh trưởng, giúp cây trồng tăng cường sức đề kháng, chống chịu tốt hơn với nấm bệnh.

2.3 Thân thiện với môi trường

Trichoderma không gây ô nhiễm môi trường, giúp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp. Khi sử dụng Trichoderma, không cần sử dụng đến các loại thuốc hóa học, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

3. Cách sử dụng Trichoderma phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng

Dưới đây, Sen Agri Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách sử dụng trichoderma để phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng, bao gồm:

3.1 Ủ phân chuồng với Trichoderma

Chuẩn bị nguyên liệu gồm:

- Phân chuồng tươi: Chọn phân chuồng tươi, không lẫn tạp chất, không bị ôi thiu.

- Chất độn: Có thể dùng rơm rạ, trấu, mùn cưa,... Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25 – 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.

- Chế phẩm Trichoderma: Chọn mua chế phẩm Trichoderma chất lượng, uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cách  ủ phân chuồng với trichoderma:

- Làm nhỏ các chất độn thành từng miếng nhỏ.

- Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25 đến 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.

- Trộn đều chất độn và chế phẩm Trichoderma.

- Xếp lớp phân chuồng và chất độn xen kẽ nhau, mỗi lớp dày khoảng 20 đến 25 cm.

- Che phủ đống ủ kín để giữ ẩm và nhiệt độ cho quá trình ủ.

- Hàng ngày, cần kiểm tra đống ủ để kịp thời xử lý nếu có vấn đề xảy ra.

Thời gian ủ phân bò với trichoderma thường từ 25 đến 35 ngày. Khi đống phân đã hoai mục, bạn đã có thể thu hoạch và sử dụng.

3.2 Tưới phân bón có chứa Trichoderma

Phân bón có chứa Trichoderma giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Cách sử dụng phân bón có chứa Trichoderma như sau:

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Tưới phân bón có chứa Trichoderma theo liều lượng và thời gian quy định.

4. Những lưu ý khi sử dụng trichoderma để phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng 

Khi sử dụng Trichoderma phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Chọn mua Trichoderma chất lượng cao, uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Sử dụng Trichoderma đúng liều lượng và thời điểm.

- Kết hợp sử dụng Trichoderma với các biện pháp phòng trừ sâu bệnh khác để đạt hiệu quả mong muốn.

Xem thêm: Nuôi trùn quế có giàu như người ta đồn không - tư vấn từ Senagri.vn

Bài viết trên, Sen Agri Việt Nam đã chia sẻ với bạn đọc về những ưu điểm vượt trội của trichoderma để trị nấm cho cây trồng. Cùng với đó là hướng dẫn cách sử dụng trichoderma – phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học tối ưu.

Phân bò | Phân trùn quế | Mụn dừa | Trấu hun | Vỏ trấu