Hướng dẫn chi tiết cách xử lý, cải tạo đất sau khi trồng rau để trồng lại vụ mới

Hướng dẫn chi tiết cách xử lý, cải tạo đất sau khi trồng rau để trồng lại vụ mới

| |CẨM NANG NÔNG NGHIỆP

Đất trồng rau sau một thời gian sử dụng sẽ bị chai cứng, không còn tơi xốp, nghèo dinh dưỡng, là môi trường thuận lợi cho các loại côn trùng, nấm bệnh phát triển. Vậy nên, để đảm bảo cho rau sinh trưởng và phát triển tốt, trong bài viết này, SenAgri sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách xử lý, cải tạo đất sau khi trồng rau để trồng lại vụ mới!

Tầm quan trọng của việc xử lý, cải tạo đất sau khi trồng rau để trồng lại vụ mới

Việc cải tạo lại đất sau khi trồng rau để trồng lại vụ mới là rất quan trọng. Khi chúng ta cải tạo đất sẽ đem đến những lợi ích như:

  • Loại bỏ mầm bệnh, côn trùng gây hại: Sau một thời gian sử dụng, đất trồng rau sẽ tích tụ nhiều mầm bệnh, côn trùng gây hại. Nếu không được xử lý, các mầm bệnh, côn trùng này sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hại cho cây trồng vụ sau.
  • Cải thiện độ tơi xốp của đất: Đất trồng rau sau thu hoạch thường bị chai cứng, không còn tơi xốp. Điều này khiến cho rễ cây khó phát triển, hấp thụ dinh dưỡng kém, dẫn đến cây sinh trưởng và phát triển kém.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho đất: Đất trồng rau sau một thời gian sử dụng sẽ bị nghèo dinh dưỡng, không đủ cung cấp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Việc bổ sung dinh dưỡng cho đất giúp cây trồng có đủ dinh dưỡng để phát triển tốt.

Xem thêm: Gợi ý địa điểm mua phân hữu cơ cải tạo đất trồng rau.

Quy trình xử lý, cải tạo đất sau khi trồng rau để trồng lại vụ mới

Để có thể cải tạo lại đất sau một vụ trồng rau trước, bạn có thể tham khảo quy trình xử lý, cải tạo đất trồng rau chi tiết dưới đây.

Bước 1: Nhặt sạch tàn dư cây trồng cũ

Sau khi đã thu hoạch hết rau của vụ trước, bạn cần tiến hành nhặt bỏ toàn bộ tàn dư cây trồng, cỏ dại, gạch đá… còn sót lại trên bề mặt đất. Khi làm như vậy, đất trồng rau của bạn sẽ được loại bỏ các mầm bệnh, côn trùng gây hại có thể còn tồn tại trong đất sau mùa vụ cũ.

Bước 2: Phơi đất cho tơi xốp

Sau khi nhặt bỏ mọi tàn dư từ vụ trồng rau trước, bạn hãy tiến hành phơi khô đất. Việc phơi khô đất chính là đang giúp đất trở nên tơi xốp hơn, khô ráo hơn và tiêu diệt được một số mầm bệnh hoặc côn trùng gây hại. Bnaj nên phơi đất trong khoảng thời gian là từ 3 đến 5 ngày tuỳ thuộc vào thời tiết.

Bước 3: Bổ sung các loại phân bón hữu cơ cần thiết

Sau khi thực hiện xong 2 bước trên, ở bước thứ 3, bạn sẽ tiến hành bón một số loại phân hữu cơ cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho đất, cải thiện độ tơi xốp của đất. Bạn không nên lạm dụng quá nhiều phân bón hoá học vì nó là tác nhân khiến đất xấu đi. Một số loại phân hữu cơ bạn có thể sử dụng là phân bò, phân gà, phân trùn quế, phân rác bếp… đã qua xử lý để làm lợi cho đất. Lượng phân bón được sử dụng sẽ tuỳ thuộc vào diện tích đất trồng rau của bạn, trung bình sẽ rơi vào khoảng 1-2kg/m2.

Bước 4: Làm tơi xốp lại đất

Đất sau khi được bón phân hữu cơ cần phải được xới xáo thật kỹ để đảm bảo phân được trộn đều với đất. Việc làm này sẽ giúp đất trở nên tơi xốp hơn, dễ thấm nước và rễ cây sau này khi được trồng cũng sẽ dễ phát triển hơn.

Bước 5: Cấy ải đất

Cấy ải đất là biện pháp dùng một số loại cây trồng khác như lạc, đỗ,... để cải tạo đất. Các loại cây này sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ trong đất, làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu. Thời gian cấy ải cho đất sẽ khoảng 1-2 tháng. 

Xem thêm: Tìm hiểu về phân bón trùn quế tốt - Cách bón phân trùn quế hiệu quả!!!!

Một số lưu ý khi xử lý, cải tạo đất sau khi trồng rau

Việc xử lý, cải tạo đất sau khi trồng rau là rất cần thiết để đảm bảo cho rau sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, để việc xử lý, cải tạo đất đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học: Phân bón hữu cơ giúp cung cấp dinh dưỡng cho đất, cải thiện độ tơi xốp của đất, đồng thời giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, côn trùng gây hại.
  • Không nên bón quá nhiều phân bón hóa học: Bón quá nhiều phân bón hóa học có thể làm đất bị chai cứng, nghèo dinh dưỡng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường.
  • Phải xới xáo đất thật kỹ: Xới xáo đất giúp đất tơi xốp, dễ thấm nước, rễ cây dễ phát triển.
  • Thời gian xử lý, cải tạo đất cần đảm bảo trước khi trồng rau mới từ 1-2 tháng: Thời gian xử lý, cải tạo đất đủ dài để đất có thời gian khô ráo, tơi xốp, các chất dinh dưỡng trong phân bón hữu cơ có thời gian phân hủy, giải phóng dinh dưỡng cho đất.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, SenAgri hy vọng bạn đã nắm được chi tiết quy trình xử lý, cải tạo đất sau khi trồng rau để trồng lại vụ mới. Đồng thời, mong rằng với những thông tin này, bạn sẽ tự cải tạo lại được đất trồng rau của mình và có một vụ mùa bội thu!

VÌ NÔNG NGHIỆP SẠCH